- Công ty CP DV Bảo vệ An ninh INVICO trao 45 triệu đồng hỗ trợ đồng bào...
- Kỳ họp quý 2 năm 2024 của Công ty Vệ sĩ INVICO
- Công ty INVICO tăng cường công tác an ninh trật tự tại KCN WHA - Nghệ ...
- Công ty INVICO thực hành bắn đạn thật năm 2023
- Phí dịch vụ bảo vệ tại Nghệ An sẽ phải tăng lên để nộp BHXH cho người ...
- Nhân viên bảo vệ có được bắt giữ người không?
Sửa Luật Lao động: có gì quan tâm
Thời gian đăng: 27-08-2019 14:20 | 307 lượt xemIn bản tin
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các DN, nhất là ở những nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản, dịch vụ bảo vệ…
Công ty dịch vụ bảo vệ INVICO (Nghệ An) thu hút lao động bằng nhiều chính sách hấp dẫn
Mong giữ nguyên giờ làm
Một trong những nội dung của dự thảo Luật Lao động sửa đổi lần này khiến DN đứng ngồi không yên, là giảm giờ làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống còn 44 giờ/tuần. Việc này được dự báo khiến DN khó khăn hơn do chi phí bị gia tăng.
Nếu giảm giờ làm DN phải đứng trước 2 lựa chọn: tuyển thêm lao động (rất khó khăn và gia tăng chi phí lương, bảo hiểm, công đoàn), hoặc tăng giờ làm thêm của người lao động (việc này có thể vi phạm quy định trần khung giờ làm thêm và chi phí gia tăng cũng không nhỏ, do tiền lương giờ làm thêm hiện nay khá cao, trong khi Luật Lao động sửa đổi yêu cầu tính lương làm thêm giờ theo lũy tiến).
Xem xét trước khi trình Quốc hội Giờ làm thêm tối đa trong 1 năm của Việt Nam đang bị hạn chế (200 giờ) thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan 1.836 giờ, Malaysia 1.248 giờ, Philippines 1.224 giờ, Indonesia 714 giờ, Trung Quốc 432 giờ, Bangladesh 408 giờ, Ấn Độ 300 giờ.
Các DN đề nghị tăng giờ làm thêm tối đa hàng năm từ 200 giờ lên 300 giờ (đối với các ngành nghề bình thường). Riêng một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm từ 400 giờ lên 500 giờ với điều kiện có nhu cầu kinh doanh chính đáng và được sự đồng ý của người lao động đối với công việc làm thêm giờ.
Với quy định quá chặt về giờ làm thêm, không ít DN để đảm bảo đơn hàng phải lách luật nhưng điều này có thể khiến DN gặp rắc rối.
Bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng xu hướng tiến bộ hiện nay là tăng lương, giảm giờ làm, đảm bảo sức khỏe của người lao động, nhất là trong những nhà máy người lao động phải đứng/ngồi liên tiếp nhiều giờ/ngày.
Vì thế, các DN mong muốn những kiến nghị về dự thảo Luật Lao động sửa đổi được xem xét trước khi trình Quốc hội thông qua trong tháng 10 tới.
(Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập)